Để có được những giống gà chọi lý tưởng cho các trận chiến, người chơi gà đá gà cựa dao luôn đầu tư ngay từ những giai đoạn đầu. Vì vậy, từng giai đoạn nuôi gà chọi luôn được rất nhiều người chú trọng. Với nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc gà đá, hôm nay, shopgada.net sẽ hé lộ với bạn quy trình nuôi gà đá tốt nhất hiện nay.
Quy trình nuôi gà chọi chuẩn từ A – Z
Vòng đời của gà chọi trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từ lúc mới nở cho đến lúc 2 tháng tuổi, 4 tháng tuổi, 6 tháng tuổi,… Tùy theo từng giai đoạn phát triển khác nhau mà chế độ nuôi dưỡng, chăm sóc gà đá cũng khác nhau. Do đó, bạn cần phải lưu ý thật tỉ mỉ để chăm sóc gà đúng cách nhất.
- Giai đoạn gà mới nở: Đây là giai đoạn nhạy cảm, dễ hao hụt, nên người nuôi cần chuẩn bị chuồng trại, thức ăn, ánh sáng, nhiệt độ,… thật tỉ mỉ. Gà con mới nở cần được nuôi chung với gà mẹ để được bảo vệ khỏi côn trùng, sâu bọ, chuột,…
- Giai đoạn gà 2 tháng tuổi: Lúc này, bạn có thể tiến hành tách gà mẹ ra khỏi đàn. Gà chọi con được nuôi riêng ở chuồng mới có mái che, không gian rộng rãi. Tốt nhất, bạn nên kết hợp phân đàn khi tách bầy nhằm tránh trường hợp gà lớn đá gà bé gây thương tích. Còn gà mẹ được nuôi vỗ kỹ lưỡng để chuẩn bị cho mùa sinh sản tiếp theo.
- Giai đoạn gà 4 tháng tuổi: Ở giai đoạn này, môi trường nuôi gà chọi đã có phần thay đổi. Lúc này, người nuôi rất chú trọng đến sức khỏe đôi chân và phần cựa của gà, do đó, chuồng ở được làm bằng nền đất thay vì nền xi măng hoặc gạch. Đất mềm sẽ không gây tổn thương chân khi gà bới móc. Khay ăn cũng được đổi thành dạng khay lớn hình chữ nhật để rải đều thức ăn.
- Giai đoạn gà 6 tháng tuổi: Đây chính là giai đoạn gà chọi bắt đầu tập gáy. Sau 6 tháng tuổi, gà đã khỏe mạnh và rất hăng nên cần được nuôi riêng 1 con/nơi ở để tránh trường hợp đấu đá nhau. Đồng thời, ở thời điểm này, bạn hãy tiến hành thực hiện các bài luyện gà từ 2 – 3 tháng trước khi thi đấu.
Thức ăn để nuôi gà chọi hiệu quả là gì?
Tương ứng với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, loại thức ăn sử dụng cho gà chọi cũng khác nhau. Vì vậy, bạn hãy nhanh tay ghi chú lại những khẩu phần ăn dưới đây trong quá trình chăm sóc gà chọi.
Thức ăn nuôi gà chọi ở giai đoạn mới nở
Trong thời gian này, bên cạnh được gà mẹ “móm” cho các loại thức ăn tự nhiên như côn trùng, giun, dế,… gà con cũng rất cần nguồn dinh dưỡng từ các loại cám. Tùy theo cỡ miệng khác nhau mà cỡ cám dành cho gà cũng to, nhỏ khác.
Tốt nhất, bạn hãy mua loại khay ăn chuyên dùng cho gà con. Khi đó, gà con có thể bắt đầu luyện sức mạnh của mỏ ngay từ đầu bằng cách mổ từng viên một.
Thức ăn nuôi gà ở giai đoạn 2 tháng tuổi
Bên cạnh việc tăng cỡ thức ăn cho vừa cỡ miệng, người nuôi nên độn thêm rau củ, cơm nguội,… trong bữa ăn của gà. Điều này không chỉ bổ sung thêm dinh dưỡng mà còn kích thích gà ăn ngon hơn, hiệu quả hơn. Lưu ý, ở giai đoạn này, bạn vẫn sử dụng loại khay ăn chuyên dùng cho gà mới nở.
Thức ăn nuôi gà chọi ở giai đoạn 4 tháng tuổi
Lúc này, gà chọi cần rất nhiều dinh dưỡng cho sự tăng trưởng nên cần được sử dụng loại thức ăn đặc biệt là lúa mầm. Lúa mầm là giai đoạn chuyển hóa từ hạt thành mầm, do đó, hàm lượng dinh dưỡng bên trong cũng cao gấp nhiều lần so với lúa. Lúa mầm cần được ngâm trong khoảng 1 ngày để loại bỏ tạp chất, chất độc và tiến hành ủ tối để nảy mầm trước khi cho ăn.
Thức ăn nuôi gà ở giai đoạn 6 tháng tuổi
Gà chọi được cho ăn lúa mầm liên tục từ giai đoạn 4 tháng tuổi cho đến khi đá. Tuy nhiên, khi gà đạt 6 tháng tuổi, bạn nên “nâng cấp” thêm thức ăn của chúng bằng cách bổ sung thêm thịt, cá,… vào trong khẩu phần ăn. Những nguồn thực phẩm này sẽ cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng và giúp gà hoàn thiện xương khớp.
Như vậy, chắc hẳn, quý bạn đọc đã nắm được các quy trình quan trọng khi nuôi gà chọi và chế độ ăn phù hợp với từng giai đoạn. Hy vọng rằng, bạn sẽ có được những gà chiến xuất chúng với những cách chăm sóc được chia sẻ trên đây để chuẩn bị cho các trận đá gà trực tiếp.