Gà vỡ đòn không phải là một thuật ngữ xa lạ với anh em kê sư. Nói dễ hiểu thì gà sợ đòn, dẫn đến tình trạng không dám đá, bỏ chạy khi ra trường. Mà nuôi chiến kê tham gia đá gà trực tiếp mà không chịu chiến thì coi như bỏ chứ làm ăn gì được nữa. Tất nhiên nếu biết cách chữa thì vẫn chơi được.

Gà vỡ đòn là gì? Hướng dẫn nhận biết gà vỡ đòn

Như đã nói ở trên, gà vỡ đòn là gà không dám đá khi thấy đối thủ, dù thể lực có tốt đến đâu. Vậy làm thế nào để nhận biết gà vỡ đòn? Bạn có thể dựa vào các biểu hiện sau:

Biểu hiện nhận biết gà om đòn

– Gà nhút nhát, rụt rè. Ánh mắt không còn toát lên sự lanh lẹ hay hung hăng như trước, thay vào đó trở nên hiền lành hơn.

– Cảm giác sợ hãi, kêu to, vỗ cánh mạnh,… khi gần những con gà đá khác. Thậm chí là những con gà mới lớn.

– Khi cho giáp độ với chiến kê khác thì kêu quác quác rồi bỏ chạy.

– Tướng đi lù khù. Vỗ cánh lẹt đẹt,…

gà vỡ đòn
gà om đòn được hiểu là bỏ chạy khi thi đấu

Lý giải nguyên nhân gà vỡ đòn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng gà vỡ đòn, khách quan cũng có mà chủ quan cũng có. Dưới đây là một số trường hợp mà nhiều kê sư vô tình mắc phải, chẳng hạn như:

– Gà đá mới mua về, còn lạ nước lạ cái mà kê sư đã mang đi đá. Trường hợp này gọi là lạ sân không chịu đá. Không cần quá lo lắng, chữa rất dễ.

– Gà trước giờ đá rất hăng, máu chiến, nhưng từ sau khi đi trường về thì có dấu hiệu vỡ đòn. Có thể là chiến kê của bạn đã bị thương trong trận đấu nhưng bạn không biết hoặc chưa khỏi bệnh mà đã mang đi cáp độ. Những con gà bị bệnh cả tinh thần và sức khỏe của chúng đều chưa ổn định, nên việc bỏ chạy hay vỡ đòn là bình thường.

gà vỡ đòn
Nuôi gà gần nhau có thể là nguyên nhân khiến chúng om đòn

– Gà đá mới lớn nhưng anh em lại đi nhốt gần những con mạnh hơn, đã từng ra trường. Anh em không biết nhưng trong xã hội loài gà, dựa vào tiếng gáy để phân biệt giai cấp. Những chiến kê mới lớn, chưa từng tham chiến, khi nghe tiếng gáy vang của những con khác ắt hẳn sẽ sản sinh tâm lý sợ hãi, chưa đá đã chạy.

– Vừa ra trường đã bị đối thủ tấn công và vết thương chưa hồi phục cũng là nguyên nhân khiến gà om đòn bỏ chạy.

Làm thế nào để trị gà vỡ đòn ngay tại nhà?

Dựa vào từng nguyên nhân mà áp dụng phương pháp điều trị hiệu quả. Do đó đều đầu tiên mà anh em cần làm là xác định lý do dẫn đến trường hợp gà om đòn.

– Lạ chỗ: Đối với trường hợp lạ chỗ đẫn đến om đòn, anh em cần cho chiến kê thích nghi với môi trường mới đã. Cho chúng ở trong một khu vực riêng biệt, cách xa những chuồng trại khác hoặc đảm bảo chúng không thấy những chiến kê khác. Nếu quá hoảng sợ chúng có thể tự làm bị thương mình. Sau vài ngày thì cho chúng tiếp xúc với một vài chiến kê yếu thế hơn. Khi quen dần thì đưa vào nề nếp, tập luyện cẩn thận rồi mới cho vần thử.

– Bị thương chưa khỏi: Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng gà vỡ đòn. Anh em làm gì thì làm, phải đảm bảo gà chiến của mình khỏe mạnh hoàn toàn thì mới cho ra trường. Hiếm lắm mới nuôi được chiến kê tốt thì phải biết chăm. Giai đoạn biệt dưỡng rất quan trọng, đảm bảo thức ăn nước uống phù hợp. Sau khi đá về phải kiểm tra cơ thể kỹ lưỡng, tránh những vết thương bên trong.

gà vỡ đòn
Giai đoạn biệt dưỡng rất quan trọng

– Gà mới lớn: Cũng như gà lạ chỗ, anh em nên ưu tiên nuôi nhốt ở khu vực riêng để chúng cứng cáp hơn nữa. Trong quá trình luyện tập cũng ưu tiên chọn những con yếu thế hơn để chúng tăng phần tự tin.

– Bị tấn công vết thương cũ: Thì nguyên nhân vẫn là do chữa trị chưa khỏi đã cho ra trường. Tốt nhất nên xem lại.

Đó là những dấu hiệu nhận biết gà đá gà cựa dao vỡ đòn và cách điều trị. Hy vọng anh em đã nắm được cách xử lý khi rơi vào trường hơp này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chat Facebook
056879xxxx